Liên kết website Liên kết website

Hình ảnh hoạt động Hình ảnh hoạt động
Các đơn vị trực thuộc Các đơn vị trực thuộc


 

 

Thông tin chỉ đạo Thông tin chỉ đạo
Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 – 2030

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 về phê duyệt Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 – 2030 và Kế hoạch số 877/KH-UBND ngày 29/3/2021 về thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 – 2030 trong năm 2021 với mục tiêu như sau:

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát huy kết quả tích cực đạt được trong việc triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường các giai đoạn từ năm 2011-2020; tiếp tục tập trung các giải pháp ngăn chặn xu hướng tái ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường Thành phố, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. 

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Tiếp tục giữ vững và nâng chất các chỉ tiêu đã hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020.

2.2. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động của nước thải, khí thải và chất thải rắn đến môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

  • Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường: 100%.

  • Tỷ lệ nước thải bệnh viện, chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn môi trường: 100%.

  • Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường để kiểm tra, giám sát: 100%.

  • Tỷ lệ cơ sở sản xuất có xử lý khí thải đạt quy chuẩn môi trường: 100%.

  • Đến hết năm 2021, 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy, các tiểu thương tại các chợ dân sinh giảm 50% sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho khách hàng. Phấn đấu đến năm 2030, Thành phố hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

2.3. Đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân

a) Triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn:

  • Tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

  • Đến năm 2025:

      + Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên toàn địa bàn Thành phố phù hợp với quy định và điều kiện của Thành phố. Tiếp tục duy trì việc phân loại chất thải rắn trong các năm tiếp theo.

      + 100% lực lượng thu gom rác dân lập chuyển đổi mô hình hoạt động, thành lập Hợp tác xã/Doanh nghiệp/Tổ chức có tư cách pháp nhân và 100% phương tiện thu gom tại nguồn được chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vệ sinh và bảo vệ môi trường theo quy định. Tiếp tục duy trì chỉ tiêu này trong các năm tiếp theo.

      + 100% trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành và quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục duy trì chỉ tiêu này trong các năm tiếp theo.

b) Về xử lý nước thải đô thị:

  • Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý tập trung đến năm 2025 đạt 58%, hướng tới năm 2030 đạt 88%.

c) Cải thiện môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

  • Giảm 90% ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải.

  • Tỷ lệ tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa đảm bảo đạt quy chuẩn tiếng ồn: 100%.

  • Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%; Giảm lưu lượng khai thác nước dưới đất đến năm 2025 còn 100.000 m3/ngày đêm.

  • Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán trên địa bàn Thành phố trên 40%.

  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới đạt tối thiểu 15% tổng công suất cực đại hệ thống điện trên toàn thành phố.

d) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư. Tăng cường sự chuyển biến từ nhận thức sang hành động trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu:

  • 100% công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố được phổ biến kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu.

  • 100% hộ gia đình trên địa bàn Thành phố được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

  • 90% học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người dân Thành phố áp dụng những hành vi bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  

Số lượt truy cập Số lượt truy cập
45940252